6 điều các bà bầu cần biết về gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau

(Sức khỏe sinh sản) - Đẻ con không đau từ phương pháp gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) sẽ giúp các bà bầu trải qua được cơn đau đớn trong quá trình sinh, vì thế phương pháp này đang trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiều nghiên cứu đã khẳng định tính an toàn của phương pháp này nhưng vẫn còn rất nhiều bà bầu e dè và lo lắng phương pháp này sẽ có ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé hay chính mình sau này.

6 điều bà bầu cần biết về gây tê ngoài màng cứng - suckhoe24hvn - 1

Vào thời điểm lâm bồn, mỗi mẹ bầu sẽ có cảm giác đau khác nhau và cường độ của cơn đau cũng khác nhau. Nếu các mẹ đang cân nhắc việc lựa chọn phương pháp GTNMC để giảm bớt đau đớn nhưng lại còn băn khoăn về ảnh hưởng của nó thì hãy cùng Suckhoe24hvn trả lời các câu trả lời cho những băn khoăn đó:

1. Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng gì tới mẹ và bé không? Và nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?


Gây tê ngoài màng cứng tuy không làm chậm được quá trình giãn nở của tử cung hay tăng nguy cơ phải sinh mổ như nhiều mẹ vẫn nghĩ nhưng nó lại có thể tăng thời gian sinh lên trung bình 20 phút. Quá trình GTNMC cũng có thể khiến nhiệt độ của cơ thể mẹ tăng lên thậm chí mẹ có thể bị sốt. Điều này đôi lúc có thể gây khó khăn cho bác sỹ bởi việc tăng nhiệt độ có thể chỉ do việc thực hiện thủ thuật GTNMC và hoàn toàn không đáng lo. Có trường hợp, đây lại cũng có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng và có thể nhiễm sang thai nhi.


Lợi ích của GTNMC là sự tác động tới các phản ứng bình thường khi bị đau đớn của cơ thể con người. Những cơn đau này sẽ giải phóng các hormone gây căng thẳng vào máu dẫn đến tăng nhịp tim và giảm nguồn cung máu tới tử cung. Thêm vào đó, các cơn đau còn có thể giảm lượng máu cung cấp cho nhau thai, dẫn đến việc thai nhi bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. GTNMC có tác dụng hạn chế và ngăn chặn những cơn đau đẻ, do đó mẹ và bé có thể tránh được các triệu chứng có hại trên.

Đối với sức khỏe của thai nhi, các nhà nghiên cứu không hề tìm thấy một sự khác biệt đáng kể nào về điểm số APGAR hay trong kết quả của các bài kiểm tra đặc biệt đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh trong trường hợp mẹ sinh nở nhờ GTNMC so với trẻ sinh ra bởi các bà mẹ khác.

2. Gây tê ngoài màng cứng  liệu có làm đau ở giai đoạn đầu không?


6 điều bà bầu cần biết về gây tê ngoài màng cứng - suckhoe24hvn - 2
Thực tế nhiều mẹ bầu còn sợ bị tiêm hơn cả sinh con. Tuy nhiên hầu hết các mẹ sau khi sử dụng phương pháp GTNMC đều rất hài lòng và không hề cảm thấy đau đớn hay tê buốt. Nắm bắt được tâm lý sợ hãi của các mẹ bầu khi thấy kích thước của mũi tiêm lớn sẽ lo lắng, nên trước khi sử dụng phương pháp GTNMC, bác sỹ sẽ dùng một kim tiêm vô cùng nhỏ để làm tê khu vực này ngay trước khi lắp kim tiêm GTNMC vào. Vì vậy, các mẹ không phải lo lắng về kích thước của mũi tiêm GTNMC và hơn nữa, mũi tiêm gây tê khu vực ban đầu chỉ đau nhói trong 5 giây. Các thuốc gây tê ngoài màng cứng sẽ bắt đầu các tác dụng trong vòng 5 phút tới 10 phút. Do vậy, thông thường sẽ cần khoảng 15 phút kể từ khi bắt đầu thủ thuật cho tới thời điểm mẹ hoàn toàn không còn cảm thấy đau đớn gì.

3. Thuốc gây tê ngoài màng cứng hoạt động như thế nào?


Các mẹ có thể hiểu đơn giản nguyên tắc hoạt động của mũi tiêm GTNMC như sau: tất cả các dây thần kinh mang tín hiệu đau đều phải đi qua ‘không gian ngoài màng cứng’ trên đường tới não bộ. Hãy tưởng tượng mỗi dây thần kinh đi qua một ‘tay áo 2 lớp’, không gian giữa các lớp là khoang ngoài màng cứng. Thuốc gây tê ngoài màng cứng được tiêm vào khu vực này để ngăn chặn tín hiệu đau đi tới não, và kết quả là mẹ sẽ không còn cảm thấy đau nữa.

4. Gây tê ngoài màng cứng được tiến hành như thế nào?


Để thực hiện GTNMC, mẹ bầu phải nằm nghiêng, cuộn tròn người hoặc ngồi ở mép giường. Sau khi sát trùng vùng lưng, bác sỹ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng thắt lưng của mẹ, sau đó tiêm lên vùng gây tê và đặt ống vào khoang trên màng cứng quanh xương sống. Cuối cùng, bác sĩ sẽ lấy kim ra và để lại ống mềm trong lưng, lúc này băng keo được dán để giữ ống đúng vị trí. Sau quá trình đặt ống thông, mẹ sẽ được truyền một liều thuốc tê thử nghiệm, để chắc chắn là ống gây tê ngoài màng cứng được đặt đúng chỗ. Một điểm khác quan trọng so với sinh thường đó là nhịp tim của thai nhi sẽ được theo dõi liên tục trong suốt quá trình, bắt đầu từ khi gây tê đến khi hoàn tất quá trình sinh nở. Huyết áp của mẹ cũng được đo mỗi 5 phút sau khi gây tê để đảm bảo không có ảnh hưởng tiêu cực nào.


5. Liệu có đảm bảo là không tiêm vào dây thần kinh hay tủy sống?


Bác sỹ gây tê sẽ biết mũi tiêm đang ở trong khoang ngoài màng cứng do cảm thấy sự thay đổi trong ông tiếm gắn liền với kim gây tê ngoài màng cứng. Chỉ khi bác sỹ gây tê tìm thấy khoảng không gian này (thông thường mất khoảng 60 giây để tìm thấy vị trí này), thì bác sỹ mới luồn thuốc gây tê vào, do vậy mẹ hoàn toàn không cần lo lắng điều này. Nhiều người nghĩ rằng thuốc gây tê được tiêm vào tủy sống hay dây thần kinh, nhưng thực tế thuốc tê đi vào các khoang mà các dây thần kinh đi qua.

6. Có thể đi lại sau khi sinh nhờ GTNMC?


6 điều bà bầu cần biết về gây tê ngoài màng cứng - suckhoe24hvn - 2
Sau khi sinh bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, mẹ có thể cảm thấy hai chân mình bị tê hay yếu đi, do vậy mẹ có thể gặp khó khăn nếu muốn đi lại tương đối thường xuyên. Thêm vào đó mẹ cũng nên hạn chế đi lại và ở trên giường thường xuyên bởi các bác sỹ sẽ cần theo dõi sức khỏe của mẹ cũng như nhịp tim của bé sau sinh.

Sức khỏe 24h
Google+

About Hosting free 2016

    Blogger
    Facebook

0 nhận xét:

Post a Comment