Ba tháng thứ hai trong thời kỳ mang thai (Tam cá nguyệt thứ 2)

(Sức khỏe sinh sản) - Ba tháng thứ hai trong thời kỳ mang thai là thời gian mà phôi thai định hình rõ ràng. Tất cả các triệu chứn khó chịu ở giai đoạn đầu của tai kỳ đều biến mất. Trong thời kỳ này, một vài xét nghiệm cũng được thực hiện. Thí dụ như xét nghiệm chọc dò dịch ối, chỉ định cho các phụ nữ trên 35 tuổi. Những người có tiền căn gia đình bị dị tật bẩm sinh cần có các loại xét nghiệm sâu hơn.


Những thay đổi của cơ thể trong ba tháng thứ hai thời kỳ mang thai

Vú của bạn bắt đầu tiết sữa non. Bạn cảm thấy vòn eo của bạn dần dần biết mất và bụng càng ngày càng lớn ra. Các sắc tố cũng bắt đầu đậm dần. Nướu răng của bạn trở nên mềm do hoạt độn của các nội tiết tố thai nghén. Người ta đã không chứn minh được có sự gia tăng sâu răng trong thời kỳ thai nghén và chắc chắn cũng không thể nói “một lần sinh là một lần mất răng”, nhất là nếu bạn biết vệ sinh răng miệng tốt.

Ba tháng thứ hai trong thời kỳ mang thai - suckhoe24h


Tiêu hóa


Toàn bộ các cơ của ống tiêu hóa đều giảm hoạt động, do đó gây ít nhiều khó chịu trong lúc mang thai.
Sự trào ngược dạ dày lên thực quản có thể gây cảm giác bỏng rát vì cơ thắt dạ dày kém hoạt động. Dạ dày giảm tiết dịch nên thức ăn ở lại dạ dày lâu hơn. Cơ ruột dãn nên ít tạp nhu đột ruột tuy rằng hấp thu thức ăn tốt hơn nhưng lại gây táo bón cho thai phụ.
Kích thước cơ thể tăng
Khi mà tử cung nhô lên phía trên vùng hố chậu thì vòng eo của bạn bắt đầu biến mất, bạn phải mặc quần áo rộng hơn và thoáng mát hơn. Mặt khác, tam cá nguyệt thứ hai là thời kỳ mà thai có vẻ trông nhỏ hơn so với tuổi thai. Nếu việc này xảy ra, bạn chớ nên lo lắng.  Cơ thể bạn có thể tăng đến bao nhiêu là tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao, thể tạng của bạn (con so hay con rạ cũng vậy vì cơ tử cung vẫn còn giữ độ căng sau lần sinh con đầu tiên) và kích thước của con bạn.

Giữ gìn sức khỏe

Đây là tam cá nguyệt mà bạn tăng trọng nhiều hơn cả (khoảng 6kg) và bạn cần phải tiếp tục ăn nhiều. Dáng đứng của bạn cũng phải thay đổi vì các cơ của vách bụng căng ra để phù hợp với tử cung ngày càng lớn. Sự phát triển của tử cung sẽ làm sai lệch trọng tâm của bạn vì bạn phải mang thêm một trọng lượng phía trước. Nếu bạn cố gắng nghiêng về phía sau để giữ thăng bằng thì điều này có thể gây cho bạn bị đau lưng.

Đau lưng

Thường hay xảy ra vì lượng máu tưới cho vùng hố chậu gia tăng nên làm cho các dây chằng khớp cùng-chậu (nối xương chậu và cột sống) ở phía sau bị mềm và dãn. Vì thế nên các khớp cũng hơi lỏng. 
Để tránh đau lưng, luôn ngồi với lưng thẳng, không nên còng lưng, đừng mang giày cao gót và tốt hơn hết nên ngồi trên ghế cứng hoặc ngay trên sàn nhà. Khi khom cúi nên giữ lưng thẳng và nếu có nhấc vật nặng nên gập 2 đầu gối và nhấc vật nặng từ từ thế gấp đầu gối để đứng lên. Tuy nhiên, tránh nhấc vật nặng nếu có thể được.

Chăm sóc tiền sản

Nên đều đặn thử nước tiểu, kiểm tra trọng lượng và huyết áp và nếu thấy cần thiết thì xét nghiệm tìm các khuyết tật của nhiễm sắc thể. Bắt đầu từ lúc này bác sĩ sẽ tập trung vào việc đo mức độ tăng trưởng của phôi thai. Trong tháng thứ tư, cơ thể bạn được siêu âm và nhờ đó bạn có thể nhìn thấy con bạn lần đầu tiên. Bạn cũng có thể nghe nhịp tim bé đập nhanh và thấy con bạn cử động.

Chuẩn bị cho con

Đến cuối tam cá nguyệt thứ hai, khi bạn cảm thấy khá hơn cà có thể thấy tràn đầy sinh lực thì đây là thời gian lý tưởng chuẩn bị các thứ cho con bạn ví dụ như : Dọn phòng, mua tã lót và các vật dụng khác. Tốt hơn là bạn nên làm các công việc này ngay từ bây giờ hơn là chờ cho đến tam cá nguyệt thứ ba là lúc cơ thể bạn tăng trưởng nhanh và bạn rất hay mệt mỏi.

Sức khỏe 24h
Google+

About Hosting free 2016

    Blogger
    Facebook

0 nhận xét:

Post a Comment